Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Lưu ý khi trẻ thay răng phải được quan tâm

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ còn 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng – ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Cũng như, các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này còn có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để chỉnh nha cho trẻ em bỏ dần những thói quen xấu này.
Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng trẻ bị mủn, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được khóe miệng đẹp, nụ cười xinh.

Nhưng nếu chẳng may những đứa trẻ của bạn gặp phải những tình trạng răng miệng trên, thì các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Bởi giai đoạn này khuôn mặt và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường. Chữa tủy răng cho trẻ kịp thời có thể duy trì được tuổi thọ răng.

Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Căn dặn để trẻ tránh chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay cũng như dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Những thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?

Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: bánh kẹo, nước ngọt, kem, si-rô… Trong thành men răng của chúng ta có hàng tỷ vi sinh vật sinh sống, chỉ 15 phút sau khi ăn những chất ngọt, các sinh vật này đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, chúng cũng hấp thu và tiêu hóa số đường này và biến đường thành acid hữu cơ tấn công men răng dẫn đến sâu răng, cho nên cần phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm này, nếu ăn thì phải đánh răng ngay sau khi ăn.


>>Chua tuy rang cho tre

Không phải ai cũng có được hàm răng như ý muốn. Một cái miệng đẹp, một nụ cười duyên dáng phụ thuộc rất nhiều vào vẻ đẹp của hàm răng. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp là răng phải đều đặn, trắng bóng, sạch sẽ và lợi phải hồng hào. Vậy phải làm gì để chăm sóc hàm răng luôn trắng đẹp?
Những thức ăn đồ uống nào có hại cho răng?



- Rượu, cà phê, nước trái cây cũng là những thứ dễ làm đổi màu men răng, vì vậy nên tạo thành thói quen xúc miệng hoặc đánh răng ngay sau khi thưởng thức những món ăn này.

- Đồ uống có gas: khiến cho men răng bị hủy hoại nghiêm trọng, vì trong đồ uống có gas có chứa hàm lượng lớn acid gây bào mòn men răng.

- Những trái cây có vị chua: các acid trong trái cây có vị chua có thể bào mòn men răng.

- Hút thuốc lá: không những gây nguy cơ ung thư phổi, vòm họng mà còn là nguy cơ của các bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng. Hút thuốc lá gây chứng tụt lợi để lộ chân răng, đặc biệt là ở những răng cửa gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng liền vết thương của lợi, răng ố vàng, nhiều cao răng, cho nên không hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá là một trong những biện pháp giữ gìn sức khỏe cho răng miệng và cho cả cơ thể nói chung.
Cần tránh những thói quen có hại cho răng:

- Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm hỏng men răng

- Thói quen ăn vặt nhiều: khi mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn.

- Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ra sức xé thức ăn quá dai là những thói quen nên tránh, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến lớp men răng, xuyên qua lớp men răng ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng và chân răng, có thể làm sứt tủy, ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.

- Không đánh răng sau khi ăn: đánh răng giúp loại bỏ mảng bám gây phá hủy men răng.

- Không lấy hết những thức ăn thừa mắc lại ở các kẽ răng mà bàn chải không lấy hết đi được.

- Xỉa răng quá nhiều và quá lâu: làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.

- Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ: khám răng định kỳ giúp phát hiện ra những vấn đề về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ có tác dụng chống viêm lợi và viêm quanh răng.

- Không trám răng sâu: khi bị sâu răng nên đến nha sĩ trám hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.

- Dùng bàn chải không tốt: không nên dùng bàn chải cứng và quá cũ dễ gây tổn thương cho răng và miệng, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.

Như vậy để có một hàm răng trắng bóng, không sâu răng chúng ta cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống gây hại cho răng đã nêu ở trên, loại bỏ những thói quen không tốt có hại cho răng miệng. Việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách giữ một vai trò quan trọng. Đánh răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải thực hiện thành thói quen. 

Thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2 phút, chải kỹ cả 3 mặt của hàm răng, chải răng theo chiều dọc chứ không đánh ngang cổ răng. Nên dùng chỉ nha khoa làm sạch những kẽ răng bên trong. Khi đánh răng xong nên xúc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng. Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần là một thói quen tốt.

Tác hại của răng cửa mọc chậm

Tình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp, có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh không nhận biết được. Răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.


>>trẻ em bị sưng chân răng

Răng cửa mọc chậm có thể đưa đến cho bạn những vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với những cuộc điều trị vất vả và phức tạp về răng miệng và chỉnh hình về sau thì nên quan tâm đến việc răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân, cho con cái và những người xung quanh. Tác hại của răng cửa mọc chậm là gì chúng ta cùng tìm hiểu.



Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người
Tác hại của răng cửa mọc chậm

Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa mới. Và thường thì răng cửa hàm trên luôn mọc chậm hơn so với răng cửa hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.


Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu, không đều.
Thực chất tác hại của răng cửa mọc chậm là thế nào

Răng cửa mọc chậm trong nhiều trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với những tác hại khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng có thể gặp phải là tạo nên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nặng nhất có thể khiến cho khuôn mặt bị biến dạng.


Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn so với các răng cối thì có thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng mặt phát triển dẫn đến các răng buộc phải mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào.


Khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị hô hàm dưới do răng cửa hàm trên phát triển chậm và bị cản trở bởi các răng cửa hàm dưới. Đây là tình trạng mà răng cửa hàm trên ở bên trong so với răng cửa hàm dưới làm mất thẩm mỹ cho khẩu hình miệng. Và để chỉnh hình lại phù hợp tình trạng này không phải là điều đơn giản.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của bé

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng cố định mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng.


>>niềng răng cho trẻ em ở Sài Gòn
>>có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi


Trong quá trình phát triển có một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của bé làm răng phát triển lệch lạc, gây ra tình trạng hô, móm sẽ khiến mất tự tin trong giao tiếp ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, sâu răng,..Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý để sửa ngay những thói quen đó để giúp cho bé có một nụ cười tươi sau này. Theo bác sĩ tại trung tâm nha khoa các thói quen sau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé:




Thói Quen Xấu Ảnh Hưởng Đến Răng Của Bé


Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.

– Tật thở miệng


Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.

Theo các chuyên gia thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.

– Thói quen đẩy lưỡi

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của bé


Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.

– Tật cắn môi


Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được.
– Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái


Các thói quen này thường gặp ở tuổi đi học, và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Tật cắn kim khâu ở những thợ may và cắn đinh ở thợ mộc cũng đưa đến hậu quả là mòn răng và mẻ răng, làm cho răng cửa không cắn khít được.

– Tật ôm gối ngủ


Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Người lớn cũng thường hay ôm gối ngủ do thói quen có từ thuở nhỏ, nhưng ôm gối ngủ một bên thì không tốt, tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau, vi lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.

Răng mọc lệch ở trẻ em nên điều trị bằng phương pháp nào?

Răng mọc lệch ở trẻ em có thể sẽ có những thay đổi khác khi trẻ lớn, xương hàm mở rộng thêm. Nhưng thường nếu răng đã sai lệch về thế mọc thì khó có thể thay đổi cho thẩm mỹ dù xương hàm có mở rộng thêm ra.


>>niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu

Cho nên nếu con của chị đã bị răng mọc lệch thì chỉ có cách là điều trị để chỉnh lại cho đẹp hơn. Và biện pháp tốt nhất chính là niềng răng. Bởi vì chỉ niềng răng mới cùng lúc chỉnh được sự sai lệch răng toàn diện trên tất cả các răng với các kiểu sai lệch khác nhau như thế. Niềng răng đối với trường hợp răng mọc lệch ở trẻ em là giải pháp tối ưu nhất, trẻ cũng sẽ mất ít thời gian điều trị hơn bởi đây là thời điểm thích hợp nhất để niềng chỉnh.



Khi niềng răng, con của chị sẽ cần đeo mắc cài trên răng. Bác sỹ sẽ tạo lực xiết để kéo răng, giúp điều chỉnh răng lại cho chuẩn, đều đặn và hài hòa với nhau. Các răng sứ sẽ hết vênh, cụp, khấp khểnh.

Việc niềng răng mọc lệch được các chuyên gia chỉnh nha khuyến khích bởi vì chỉnh răng khi còn nhỏ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc chỉnh nha khi đã trưởng thành. Xương hàm của trẻ chưa rắn chắc, đễ thích ứng được với sự thay đổi, răng vì vậy cũng dễ bị dịch chuyển hơn. Bởi vậy, niềng răng khi còn nhỏ, hiệu quả đạt được sẽ nhanh hơn, thuận lợi và chuẩn xác với mong muốn điều trị hơn.

Hơn nữa, trong quá trình niềng răng độ khum vòm hàm cũng được tác động theo chiều hướng đẹp và cân đối với khuôn mặt nên về sau khi trẻ trưởng thành không xảy ra tình trạng vòm hàm hẹp và bé thiếu cân đối với khuôn mặt.

Như vậy, việc chị cần làm bây giờ là cho cháu đi thăm khám sớm. Bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ sai lệch răng, chụp phim để phân tích cấu trúc xương hàm để tính toán xem đã có thể niềng răng được chưa. Theo kết quả thăm khám này, bác sỹ sẽ tư vấn cho 2 mẹ con chị hướng điều trị cụ thể theo các giai đoạn và sẽ cho thấy trước hình dáng vòm răng, vòm miệng và khuôn mặt của trẻ đạt đến độ thẩm mỹ như thế nào sau khi chỉnh răng.

Những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ

Vào những giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ các bé sẽ có thể mắc phải một số bệnh về răng miệng gây khó chịu và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu hình khuôn mặt cũng như giọng nói của trẻ vì vậy cha mẹ cần chăm sóc cho trẻ thật tốt giúp trẻ phát triển toàn diện mỗi ngày.


>>trám răng cho bé

>>Nha khoa tốt nhất tại quận 6


>>tre em moc rang khi nao


Từ 0 – 6 tháng tuổi

1. Nanh


Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính

Biểu hiện lâm sàng:

Là những nang nhỏ kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú



Xử trí:

Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng

Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh

2. Tưa miệng

Triệu chứng

Có những mảng trắng bám như sữa bám vào niêm mạc miệng

Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miêng và hạ họng

Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu

Xử trí

Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần

– 3 tuổi

mọc răng sữa ở trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung can xi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng


Hàm trên:

2 răng cửa giữa: 7 tháng

2 răng cửa bên: 9 tháng

2 răng nanh: 18 tháng

2 răng cối nhỏ: 14 tháng

2 răng cối lớn: 24 tháng

Hàm dưới

2 răng cửa giữa: 6 tháng

2 răng cửa bên: 7 tháng

2 răng nanh: 16 tháng

2 răng cối nhỏ: 12 tháng

2 răng cối lớn: 20 tháng

1.Viêm loét miệng

Lâm sàng:

Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém

Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu

Trẻ bỏ ăn vì đau miệng

Xử trí

Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn

Cho kháng sinh toàn thân kết hợp

Cho thuốc giảm đau

Bôi thuốc chữa viêm loét

2. Viêm lợi cấp

Thường gặp ở trẻ 6 tháng- 3-4 tuổi xuất hiện sau sốt mọc răng

Lâm sàng:

Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.

Tại chỗ: các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu

Xử trí

Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết ( vì lợi đang viêm cấp)

Đưa tới bác sĩ RHM điều trị và hướng dẫn chăm sóc

3. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính

Nguyên nhân: Thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân bệnh có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi

Lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt

Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ TMH

4. Sâu răng, viêm tuỷ răng và Abse răng

Nguyên nhân

Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng

Biểu hiện

Sâu men: ( men bị axit phá hủy)

Răng ê buốt nhẹ thoáng qua

Xử trí

đánh răng thuốc có Fluor

5. Sâu ngà

Trẻ bị ê buốt nhiều khi do uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai

Biểu hiện lâm sàng: sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm

Xử trí : chữa tủy răng

6. Viêm cuống răng- abse lợi vùng răng

Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau

Xử trí
Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng
Răng vĩnh viễn: cố gắng chữa răng bảo tồn.
Được tạo bởi Blogger.